Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Ca tử vong do nCoV ở Mỹ tăng gấp đôi sau ba ngày

Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong tại Mỹ đã tăng lên 2.047 sau khi ghi nhận thêm 351 trường hợp mới, trong đó thành phố New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, chiếm 1/4. Một trẻ sơ sinh ở thành phố Chicago, bang Illinois thuộc số ca tử vong mới, đánh dấu trường hợp cực kỳ hiếm gặp trong đại dịch Covid-19.

Mỹ cũng ghi nhận thêm 18.120 ca nhiễm, nâng số ca nhiễm lên 122.426, là vùng dịch lớn nhất thế giới.

Thống đốc New York Andrew Cuomo cho biết trong cuộc họp báo hôm 28/3 rằng bang này hiện ghi nhận 52.318 ca nhiễm và ít nhất 728 người chết do đại dịch, 172 người được chuyển vào các phòng chăm sóc tích cực. Bang đã xét nghiệm cho tổng số 155.934 người.

Hệ thống chăm sóc y tế bang New York đang trong tình trạng quá tải. Một bệnh viện đã phải xây nhà xác dã chiến, trong khi một cơ sở y tế khác ghi nhận tới 13 người chết trong vòng 24 giờ. Chính quyền bang và Vệ binh Quốc gia đang xây gấp 4 bệnh viện dã chiến với tổng cộng 4.000 giường bệnh để ứng phó. Cuomo cảnh báo có thể mất thêm 21 ngày để dịch bệnh đạt đỉnh tại bang này.

Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị điểm xét nghiệm nCoV cho người dân tại bang Colorado hôm 13/3. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị điểm xét nghiệm nCoV cho người dân tại bang Colorado hôm 13/3. Ảnh: Reuters .

Số liệu mới được công bố trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump cho dịch công chứng biết ông đang xem xét cách ly New York để làm chậm quá trình thành phố này biến thành tâm dịch.

"Có khả năng hôm nay chúng tôi sẽ thực hiện cách ly ngắn hạn, khoảng hai tuần, ở New York, và cũng có thể ở New Jersey, một số khu vực nhất định ở Connecticut", Trump nói hôm 28/3, thêm rằng điều quan trọng là phải bảo vệ bang Florida, điểm đến nghỉ dưỡng yêu thích vào mùa đông của người dân ở đông bắc.

Cuomo phản đối ý tưởng này, khẳng định Tổng thống đã không thảo luận với ông.

"Nếu nói chúng tôi hạn chế người dân về mặt địa lý, đó sẽ là phong tỏa. Sau đó chúng tôi sẽ biến thành Vũ Hán và điều đó chẳng có ý nghĩa gì", Cuomo nói, đề cập đến thành phố ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, nơi dịch bệnh bùng phát và gần như hoàn toàn bị cô lập. Thống đốc New York cũng cho rằng hành động như vậy là không hợp pháp và không hiệu quả.

Trong khi đó, nhiều bang có nguy cơ trở thành những ổ dịch mới. Hạt Los Angeles, bang California đã chứng kiến số ca nhiễm nCoV tăng gấp ba lần chỉ trong 6 ngày và đà tăng vẫn chưa giảm tốc. Những ổ dịch mới có thể xuất hiện tại thành phố Detroit, Chicago và New Orleans. Các bệnh viện và quan chức y tế ở Chicago, bang Illinois đang chuẩn bị đón nhận lượng bệnh nhân tăng mạnh.

Tại bang Louisiana, nơi số người chết tăng hơn 40% trong một ngày và không có dấu hiệu giảm, các bệnh viện đang quá tải. New Orleans, tâm dịch của bang, đang thiếu máy thở và trang thiết bị đối phó Covid-19.

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ hôm 27/3 cho phép sử dụng kit xét nghiệm nCoV mới do Abbott Laboratories sản xuất, cho kết quả chỉ trong chưa đầy 15 phút. Abbott Laboratories dự kiến cung cấp khoảng 50.000 kit xét nghiệm mỗi ngày, bắt đầu từ tuần tới.

Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho hay công nghệ xét nghiệm mới có thể đẩy nhanh quá trình xét nghiệm nCoV tại các phòng khám. Tuy nhiên, Mỹ vẫn đang phải đối mặt với sự thiếu hụt các vật dụng y tế dùng trong quá trình thu thập mẫu bệnh phẩm, như khẩu trang, gạc.

Covid-19 đã xuất hiện tại 199 quốc gia, vùng lãnh thổ sau khi khởi phát ở Vũ Hán tháng 12/2019. Dịch bệnh đã khiến hơn 660.000 người nhiễm và hơn 30.000 người tử vong. Italy là nước ghi nhận số ca tử vong lớn nhất với hơn 10.000 trường hợp.

Huyền Lê (Theo AFP )

Ronaldo cắt 4,2 triệu USD tiền lương

Sau khi trò chuyện với chủ tịch Andre Agnelli và giám đốc bóng đá Fabio Paratici hôm 28/3, đội trưởng Giorgio Chiellini gọi điện cho từng đồng đội. Chiellini muốn cầu thủ Juventus chung tay giảm lương để hỗ trợ một phần tài chính đội bóng. Một số trụ cột như Ronaldo, Gianluigi Buffon và Leonardo Bonucci đã đồng ý giảm lương.

Ronaldo giảm lương theo đề nghị của Chiellini. Ảnh: Reuters.

Ronaldo giảm lương theo đề nghị của Chiellini. Ảnh: Reuters .

Ronaldo nhận lương cao nhất ở Juventus, với 35 triệu USD sau thuế mỗi mùa. Hiện chưa rõ các cầu thủ ủng hộ bao nhiêu, vì lương mỗi cầu thủ khác nhau. Nhưng theo Tuttosport, Ronaldo đồng ý trích một tháng rưỡi tiền lương, tương đương 4,2 triệu USD.

Ít ngày trước, Ronaldo và người đại diện Jorge Mendes cũng quyên 1,1 triệu USD cho các bệnh viện chống đại dịch ở Bồ Đào Nha. Siêu sao 35 đang cách ly trong một căn hộ tại quê nhà Madeira.

Tại Juventus, Chiellini vẫn tiếp tục gọi điện cho các đồng đội để họ tự nguyện giúp đỡ đội bóng. Mùa trước, Juventus lỗ dịch công chứng 45 triệu USD sau thuế. Đó là năm thứ hai liên tiếp họ chịu lỗ, một phần do đội bóng không thành công ở Champions League.

Hoàng An (theo Tuttosport, juventus.com )

Hiểm hoạ Covid-19 ở những chợ quê tấp nập

Theo chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính dịch công chứng phủ Nguyễn Xuân Phúc, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo áp dụng biện pháp hạn chế tụ tập đông người từ 0h ngày 28/3 đến hết ngày 15/4/2020. Tuy nhiên một số chợ quê vẫn "náo nhiệt" sáng 28/3.

Trái với cảnh vắng lặng, ế khách ở các khu chợ, cửa hàng trên nhiều thành phố lớn, chợ quê vẫn tấp nập người mua bán trong tình hình dịch bệnh đang có những diễn biến phức tạp.

Chợ Đồng nằm trên địa bàn xã Đồng Cẩm, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, là một khu chợ lớn, họp vào buổi sáng. Người tới mua, bán là người dân của nhiều xã trong địa bàn huyện Kim Thành. Sáng 28/3, chợ vẫn đón hàng trăm lượt người dân, nhưng không hề có cơ quan chức năng và nhân viên y tế tuyên truyền cho người dân về tình hình dịch bệnh, đo thân nhiệt, rửa tay bằng nước sát khuẩn hay treo biển khuyến cáo người dân đeo khẩu trang.

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Chợ Đồng sáng ngày 28/3. (Ảnh: Hồng Thương)

Không những vậy, trong chợ, nhiều quán bán phở, bún, cháo, chè, bánh... vẫn phục vụ người dân. Những quán ăn nằm ngay cạnh khu bán thịt, cá và nhiều người đi lại. Việc này không chỉ không đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn là mối đe dọa lớn nếu có người dương tính với Covid-19.

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Người dân tập trung ăn uống ở những quán ăn trong chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Hôm nay chợ thậm chí còn đông hơn những ngày trước vì là cuối tuần. Vài người dân nghe thông tin dịch bệnh nhiều nên cũng và đeo khẩu trang. Tuy nhiên, không ít người vẫn thờ ơ với việc chống dịch. Với người dân quê, thực phẩm là nhu cầu thiếu yếu, nên dường như vẫn không từ bỏ được thói quen đi chợ.

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Một số người không đeo khẩu trang khi đến chợ. (Ảnh: Hồng Thương)

Những chợ nhỏ của từng xã trung bình có khoảng hơn 100 người đến mua hàng, tuy nhiên những chợ lớn (là chợ chung của nhiều xã) có thể thu hàng trăm lượt người dân ở các xã đến mua bán, trao đổi hàng hóa. Việc tập trung đông người dẫn đến nguy cơ cao lây nhiễm và khó kiểm soát dịch bệnh. Nếu chính quyền mỗi địa phương không có những giải pháp hữu hiệu trong việc tổ chức và quản lý việc họp chợ của người dân, e rằng nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng sẽ là rất lớn.

Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .

Hồng Thương

Một năm rưỡi chống chọi ung thư của Mai Phương

Lần cuối Mai Phương cập nhật hình ảnh mới lên mạng xã hội là vào ngày 24/2. Cô khoe mảnh giấy hình trái tim, vẽ hình hai mẹ con, do bé Lavie gửi tặng.

Mai Phương qua đời tối 28/3 tại nhà riêng ở TP HCM, hưởng dương 35 tuổi. Lần cuối cô cập nhật mạng xã hội là ngày 24/2, khoe mảnh giấy hình trái tim vẽ hai mẹ con, do con gái Lavie gửi tặng.

Mai Phương bắt đầu điều trị ung thư phổi từ tháng 8/2018. Khi bệnh nặng, cuộc sống của diễn viên càng khó khăn hơn vì nhà neo đơn, con còn quá bé. Nhiều nghệ sĩ chung tay kêu gọi hỗ trợ diễn viên Những thiên thần áo trắng trị bệnh. Trong hình, diễn viên Hồng Vân tới thăm Mai Phương khi cô vừa nhập viện.

Nghệ sĩ Hồng Vân (phải) tới thăm Mai Phương khi cô nhập viện điều trị ung thư phổii hồi tháng 8/2018 . Khi bệnh nặng, cuộc sống của diễn viên càng khó khăn hơn vì nhà neo đơn, con còn bé. Nhiều nghệ sĩ chung tay kêu gọi hỗ trợ diễn viên "Những thiên thần áo trắng".

Mai Phương khóc, ôm nghệ sĩ sau khi được tặng quà
 
 
Mai Phương khóc, ôm nghệ sĩ sau khi được tặng quà

Mai Phương khóc, ôm từng nghệ sĩ đến thăm cô và nghệ sĩ Lê Bình năm 2018. Video: Facebook.

Tháng 9/2018, diễn viên rời Bệnh viện Quân y 175 sau 25 ngày điều trị ung thư phổi, đi khập khiễng với chân trái bị teo do biến chứng. Ảnh: Lê Phương.

Tháng 9/2018, diễn viên rời Bệnh viện Quân y 175 sau 25 ngày điều trị, đi khập khiễng với chân trái bị teo do biến chứng. Ảnh: Lê Phương.

Tháng 11/2018, cô dự buổi ra mắt bộ sưu tập mới của Chung Thanh Phong vì muốn mang đến hình ảnh vui vẻ, tích cực hơn trong mắt công chúng sau chuỗi ngày điều trị bệnh ung thư. Stylist Kye cho biết đôi giày của Mai Phương hơi lạc điệu so với tổng thể, nhưng anh không có sự lựa chọn khác vì sức khỏe cô còn yếu, phải mang giày đế xuồng. Dù vậy, cô vẫn cố gắng ở lại đến phút cuối cùng để ủng hộ nhà thiết kế.

Vài tháng sau, sức khỏe cô khá hơn. Cô bắt đầu nhận show đi hát, đi sự kiện, tham gia quay hình... Tháng 11/2018, cô dự buổi ra mắt bộ sưu tập mới của Chung Thanh Phong (ảnh) vì muốn mang đến hình ảnh vui vẻ, tích cực sau chuỗi ngày điều trị. Sức khỏe yếu nhưng cô vẫn cố gắng ở lại đến phút cuối cùng để ủng hộ nhà thiết kế. Ảnh: Bill.

Trong chương trình, cô thể hiện ca khúc Khóa tu mùa hè với giai điệu sôi động. Cô cũng tâm sự: Để đứng được ở đây là cả một quá trình. Không chỉ có một mình tôi mà rất nhiều tấm lòng cùng lời cầu nguyện cho tôi. Khi nhạc nổi lên, tôi rất muốn nhảy nhưng tôi không thể hoạt động mạnh. Tôi cảm thấy mình may mắn vì gặp được nhiều ân nhân khi tuổi đời còn trẻ.

Trang Trần (trái) dìu Mai Phương trong chương trình quyên tiền xây cầu cho người nghèo tháng dịch công chứng 1/2019. Mai Phương thể hiện ca khúc "Khóa tu mùa hè" và nói: "Khi nhạc nổi lên, tôi rất muốn nhảy nhưng tôi không thể hoạt động mạnh. Tôi cảm thấy mình may mắn vì gặp được nhiều ân nhân giúp đỡ khi tuổi đời còn trẻ".

chương trình Giải mã tri kỷ, Mai Phương khiến khán giả rớt nước mắt khi tâm sự về những khủng hoảng trong cuộc sống của mình từ khi mang bầu cho đến lúc phải điều trị căn bệnh ung thư quái ác.

Trong chương trình "Giải mã tri kỷ" (phát sóng tháng 2/2019), Mai Phương (trái) tâm sự về những khủng hoảng trong cuộc sống từ khi mang bầu cho đến lúc phải điều trị ung thư. Cô kể Ốc Thanh Vân (phải) là người luôn bên cạnh, lo lắng cho mình như chị em gái ruột. Ảnh: Sen Vàng.

Tháng 5/2019,

Tháng 4/2019, Mai Phương tham gia đêm nhạc thiện nguyện do diễn viên Mai Thu Huyền khởi xướng để gây quỹ ủng hộ cho Hạnh An - con gái bị ung thư của đạo diễn Đỗ Đức Thành (qua đời tháng 11/2019). Cô chia sẻ: "Nếu cuộc chiến này thành công thì đó là điều tuyệt vời. Nhưng nếu cả Phương và Hạnh An dừng lại thì Phương cũng cảm thấy rất hạnh phúc khi được sống trong sự yêu thương".

Cô dành tặng số tiền 70 triệu đồng được đấu giá từ bộ trang phục cô đang mặc cho Hạnh An. Cuối cùng, MC xin ý kiến khán giả và thống nhất chia đôi tiền đấu giá cho hai người.

Tháng 3/2019, Stylist Kye Nguyễn cho biết anh rủ Mai Phương thực hiện bộ ảnh này vì muốn động viên cô sống lạc quan, mạnh mẽ. Trong suốt buổi chụp, cô không mang giày cao gót vì sợ ảnh hưởng đến xương khớp. Cô chỉ ướm chân vào đôi giày hiệu để tạo dáng.

Tháng 3/2019, stylist Kye Nguyễn mời Mai Phương thực hiện bộ ảnh thời trang vì muốn động viên cô sống lạc quan, mạnh mẽ. Trong suốt buổi chụp, cô không mang giày cao gót vì sợ ảnh hưởng đến xương khớp, chỉ ướm chân vào giày để tạo dáng.

Tối 13/4, nhà thiết kế Đức Vincie ra mắt bộ sưu tập Xuân Hè 2019 tại đêm diễn thứ ba của Tuần thời trang Quốc tế Việt Nam ở TP HCM. Mai Phương xuất hiện ở vai trò mở màn. Cô nở nụ cười rạng rỡ khi trình diễn bộ váy hồng cúp ngực đính hoa 3D. Năm ngoái, cô chiến đấu với bệnh ung thư. Gần đây diễn viên chia sẻ sức khỏe cô ổn đến 80%, chỉ cần cơ thể vẫn đáp ứng thuốc tốt và không bị kháng thuốc. Cô vẫn phải hạn chế làm việc quá sức, ăn ngủ điều độ.

Tháng 4/2019, Mai Phương xuất hiện ở vai trò mở màn bộ sưu tập Xuân Hè của nhà thiết kế Đức Vincie ở TP HCM. Cô cười rạng rỡ khi trình diễn bộ váy hồng cúp ngực đính hoa 3D. Mai Phương cho biết cô hồi hộp vì chưa có kinh nghiệm trình diễn, lại đảm nhận vai trò quan trọng.

Hoa hậu Phương Nga, Mai Phương cùng trình diễn thời trang
 
 
Hoa hậu Phương Nga, Mai Phương cùng trình diễn thời trang

Mai Phương được khán giả ủng hộ khi diễn thời trang.

Mai Phương đưa con gái đi ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản vào đầu tháng 4/2019.

Mai Phương đưa con gái đi ngắm hoa anh đào ở Nhật Bản vào đầu tháng 4/2019.

Một năm chống chọi với bệnh tật của Mai Phương  - 13

Dịp lễ 30/4 năm ngoái, trên trang cá nhân, Ốc Thanh Vân đăng hình cùng Mai Phương đến tu viện nổi tiếng của Bhutan. Ở chuyến đi này, Mai Phương nhiều lúc ngồi xe lăn vì leo dốc không nổi.

Xem tiếp

An An (ảnh, video: Facebook )

Ba kịch bản cho kinh tế Việt Nam trong đại dịch

Tác động của Covid-19 đến nền kinh tế có thể được hình dung qua ba kịch bản.

Kịch bản đầu tiên , là dịch bệnh chỉ tập trung tại Trung Quốc và Hàn Quốc. Ảnh hưởng chủ yếu khi đó với Việt Nam nằm ở phía dịch công chứng cung, gồm nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào và nguồn nhân lực tay nghề cao. Chịu tác động chính là các ngành công nghiệp như điện tử, may mặc, hóa chất.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Hoạt động mua bán tại chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) lúc rạng sáng ngày 8/3. Ảnh: Thanh Huế.

Ảnh hưởng ở phía cầu trong kịch bản này là du lịch, bởi khách Trung Quốc, Hàn Quốc chiếm 50% tổng xuất khẩu du lịch của Việt Nam. Nếu như chỉ có Trung Quốc và Hàn Quốc, mức độ ảnh hưởng của Covid-19 là không lớn do sản xuất, tiêu dùng và du lịch sẽ hồi phục nhanh từ cuối tháng 3/2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư từng đưa ra dự báo, trong trường hợp dịch được kiểm soát trong quý I, GDP cả năm có thể tăng 6,2%. Tuy nhiên, điều này đã không thành hiện thực, khi Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

Kịch bản thứ hai đang xảy ra, là dịch bệnh lan rộng sang Tây Âu và Bắc Mỹ, kèm tốc độ tăng nhanh số ca nhiễm tại Việt Nam. Đây được xem là kịch bản "cơ sở".

Khác với kịch bản đầu, kịch bản hai tác động mạnh tới phía cầu. Giả định dịch bệnh sẽ kéo dài ít nhất hai tháng (kể từ khi tuyên bố phong tỏa Italy ngày 9/3), tức sẽ kéo dài đến tháng 5-6 và chậm nhất tháng 7 tuyên bố hết dịch, tăng trưởng kinh tế hai quý đầu năm sẽ rất thấp, thậm chí âm. Bù lại tăng trưởng nửa cuối năm sẽ rất mạnh do các nước đồng loạt kích thích kinh tế. Trong dự báo của Bộ Kế hoạch đầu tư, nếu dịch kéo dài đến quý II, tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ là 6%. Nhưng đây vẫn là một con số rất thách thức.

Kịch bản thứ ba là đại dịch kéo dài dẫn đến khủng hoảng. Đây là kịch bản "rất xấu". Trường hợp này, dịch bệnh sẽ là khởi nguồn cho khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ mắt xích yếu nhất là Italy. Nếu Covid-19 kéo dài hơn tháng 7, không loại trừ Mỹ hay nhiều nước phát triển sẽ rơi vào khủng hoảng như năm 2008, với nhiều doanh nghiệp vỡ nợ, lao động mất việc, tác động tiêu cực lên thị trường tín dụng.

Hệ lụy của khủng hoảng này sẽ vô cùng nặng nề và kéo dài. Hiện tại, xác suất của kịch bản này chưa cao do sức khỏe của hệ thống ngân hàng toàn cầu đã tốt hơn thời điểm nổ ra khủng hoảng tài chính năm 2008, trừ hệ thống ngân hàng Italy.

Với những dữ kiện hiện tại, rất khó để dự báo về diễn biến dịch bệnh. Kịch bản cho nền kinh tế, vì thế, có thể nằm giữa hai giả định "cơ sở" và "rất xấu". Tuy nhiên, chắc chắn là GDP năm nay sẽ không thể đạt 6%.

Việt Nam cần phải chuẩn bị cho kịch bản tăng trưởng có thể chỉ ở mức 5%, với điều kiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công. Nếu giải ngân đầu tư công tiếp tục chậm chạp, lãi suất giảm không đáng kể, con số tăng trưởng năm nay có thể còn thấp hơn.

Trong ngắn hạn, sự hoảng loạn trên thị trường tài chính toàn cầu đã dẫn tới làn sóng rút vốn mạnh của nhà đầu tư nước ngoài, tác động trực tiếp lên chỉ số chứng khoán và tỷ giá của Việt Nam. Trong tương lai, mô hình phục hồi chữ V, W, U hay L, tương ứng với đà phục hồi rất nhanh từ đáy hay diễn biến chậm hơn, sẽ phụ thuộc vào hai biến số là dịch bệnh và sức khỏe tài chính của các quốc gia.

Điểm tích cực hiện nay là sức chịu đựng của tài khóa và tiền tệ Việt Nam còn tương đối tốt, gồm lượng tiền sẵn có trong Kho bạc (khoảng 400.000 tỷ đồng), lượng tiền Ngân hàng Nhà nước đang hút khỏi lưu thông (xấp xỉ 150.000 tỷ) và dự trữ ngoại hối (trên 80 tỷ USD). Như vậy, nhờ có "tấm đệm rủi ro" này, ngay cả trong kịch bản "rất xấu", Việt Nam vẫn có khả năng giữ ổn định vĩ mô.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Đức Hùng Linh

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá

Ước mơ của bạn là gì? Nếu có cơ hội được đặt câu hỏi này với Taeyang vào năm nam nghệ sĩ 13 tuổi, chắc chắn cậu bé Dong Youngbae (tên thật của Taeyang) khi đó sẽ trả lời, ước mơ của cậu đơn thuần chỉ là có cơm ăn đủ no, áo mặc đủ ấm.

Cho đến hiện tại, khi Taeyang đã công thành danh toại với BIGBANG , khi anh đã xây dựng được tổ ấm hạnh phúc riêng, câu chuyện về tuổi thơ cơ cực bất hạnh cũng như khát khao vượt qua nghịch cảnh đói nghèo, chạm tới ước mơ của nam idol Kpop quyền lực vẫn là câu chuyện truyền cảm hứng cho rất nhiều thế hệ hậu bối, thực tập sinh sau này.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 2.

Cho đến hiện tại, câu chuyện về tuổi thơ nghèo khó, cơ cực và khát khao vươn lên, đạt được ước mơ của Taeyang vẫn rất truyền cảm hứng cho bất kì ai nghe qua.

Taeyang sinh ra tại vùng quê nghèo khó ở Đại Hàn dân quốc. Khi Taeyang lên lớp 6, gia đình anh không may gặp phải biến cố nặng nề khi cuộc khủng hoảng tài chính ở Hàn Quốc nổ ra. Thấu hiểu một mình cha không thể gánh vác được trọng trách nuôi đủ miệng ăn trong gia đình, cậu bé Youngbae chỉ vừa mới 13 tuổi khi đó đã quyết định tạm biệt cuộc sống vô lo vô nghĩ của một đứa trẻ, đứng lên tự lập cứu cả gia đình thoát khỏi đói nghèo.

Taeyang sinh trưởng trong một gia đình không hề khá giả và luôn gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Taeyang quyết định một thân một mình lên Seoul kiếm sống, cũng tại thành phố phồn hoa này, nam ca sĩ tìm thấy niềm đam mê và tình yêu to lớn dành cho âm nhạc. Anh trở thành thực tập sinh trong một công ty giải trí sau khi thử giọng thành công. Giọng ca "Eye, nose, lips" từng có lần trải lòng khi nhắc đến những kỉ niệm ngày xưa ấy:

"Tôi yêu âm nhạc từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng vì tính tình hay ngại lại nhút nhát, tôi chẳng thể diễn tả tình yêu ấy bằng lời. Khi tôi học lớp 4, tôi đã theo học một khóa học về diễn xuất, tuy nhiên bởi kinh tế gia đình lúc ấy vô cùng khó khăn, tôi được gửi đến nhà dì. Tại đây, tôi tiếp tục được theo đuổi lớp học diễn xuất cùng với các anh chị em họ.

Có một dạo, công ty quản lý muốn kiếm tìm một gương mặt rapper trẻ trong MV của bộ đôi Hip Hop, tôi ứng tuyển và được lựa chọn. Đó là lần đầu tiên tôi biết đến Hip Hop, đồng thời cũng là lần đầu tiên mong muốn trở thành thực tập sinh trong tôi dạt dào đến thế ".

Niềm đam mê âm nhạc của Taeyang được thắp sáng qua một lần nam ca sĩ được casting một vai diễn nhỏ trong MV của bộ đôi Hip Hop.

Với ý chí sục sôi của tuổi trẻ, với tình yêu to lớn dành cho Hip Hop, Taeyang đã trực tiếp gặp gỡ giám đốc điều hành công ty và bày tỏ mong muốn được làm một ca sĩ. May mắn thay, vị giám đốc này đã cảm nhận được quyết tâm của chàng trai trẻ và nói lời đồng ý.

"Sau khi quay MV xong, tôi bị buộc phải quay lại cuộc sống tẻ nhạt như cũ. Tôi không thích điều đó chút nào. Bởi vậy, tôi đã đến gặp CEO của công ty và tha thiết: 'Em muốn được trở thành ca sĩ. Xin anh hãy cho phép em được đào tạo ở đây'. Anh ấy nói với tôi: 'Ổn thôi, cứ làm thế đi', tôi nghĩ rằng anh ấy đã thấy được nhiệt huyết tuổi trẻ trong tôi".

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 5.

Taeyang đã từng bước, từng bước trở thành thực tập sinh như thế.

Thời gian sau đó là một khoảng thời gian vô cùng khó khăn với Taeyang. Được biết, Biên phiên dịch công ty ngày ấy vẫn còn nhỏ và đang trong quá trình phát triển nên điều kiện cơ sở vật chất rất hạn chế. Taeyang thường xuyên phải luyện tập trong một không gian hẹp và nhỏ, anh cũng hầu như không nhận được hỗ trợ gì đáng kể từ phía công ty.

May mắn thay, tại thời điểm khó khăn khôn cùng ấy, Taeyang đón chào một cậu bạn đến gia nhập thế giới thực tập sinh đầy khắc nghiệt với mình. Cậu bạn ấy bây giờ là đồng đội, là thủ lĩnh của nhóm nhạc huyền thoại mang tên BIGBANG, đồng thời cũng là người anh em thân thiết nhất của Taeyang ngoài đời - G-Dragon .

GD và Taeyang nhanh chóng gắn bó, cả hai là những người anh em, đồng đội thân thiết từ trong công việc cho đến ngoài đời.

Cùng với GD, cả hai tạo thành bộ đôi trainee nổi tiếng, được dự đoán trở thành "siêu sao" trong tương lai. Taeyang cũng từng thổ lộ rất nhiều điều về cậu bạn thân thiết với người hâm mộ:

"Trước khi được nhận vào công ty thì cậu ấy từng là thành viên của một nhóm Hip Hop, chúng tôi cũng thường "đụng" nhau trong các bài kiểm tra của công ty nhưng thật lòng điều này không làm ảnh hưởng gì đến tình đồng đội của chúng tôi cả. Tôi và GD không có cuộc sống học sinh bình thường giống như bao người khác, không có bạn bè hay trường học gì cả, vậy nên cả kí ức thời thơ ấu của tôi chỉ xoay quanh cậu ấy mà thôi".

"Kỉ niệm thời thơ ấu của tôi đều xoay quanh cậu ấy" - Taeyang chia sẻ về người bạn thân thiết G-Dragon.

Sau đó, thế giới của Taeyang và GD tiếp tục chào đón thêm người bạn thân thiết thứ 3, đây cũng chính là mẩu "toàn năng" tiếp theo của BIGBANG - nam rapper T.O.P . Thời gian chảy trôi, sau 6 năm thực tập dài đằng đẵng với rất nhiều mồ hôi sương máu và cả những giọt nước mắt, Taeyang cuối cùng cũng có thể đạt được ước mơ thuở thơ ấu của mình. Ngày 19/08/2006, Taeyang cùng với G-Dragon, T.O.P, Seungri Daesung chính thức ra mắt với cái tên BIGBANG, đánh dấu sự ra đời của nhóm nhạc làm nên huyền thoại của Đại Hàn dân quốc.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 8.

Tháng 8 năm 2006, ước mơ của cậu bé Youngbae ngày nào cuối cùng cũng thành hiện thực. Taeyang cùng 4 người anh em còn lại chính thức ra mắt công chúng dưới cái tên "BIGBANG".

Trải qua bao khó khăn thăng trầm, Taeyang lấy ước mơ làm sức mạnh, lấy gia đình làm chỗ dựa tinh thần vững chắc đã từng bước, từng bước đạt được thành tựu mà thuở ấy chẳng mấy ai nghĩ "thằng bé Youngbae mê nhảy hơn mê học" có thể làm được. Năm 2017, từ một cậu thanh niên 13 tuổi với ước mơ giản dị là đủ cơm ăn áo mặc, giúp gia đình vượt qua khủng hoảng kinh tế, Taeyang vươn lên trở thành nghệ sĩ có thu nhập cao nhất thế giới do tạp chí Forbes bình chọn. Chỉ tính vào thời điểm năm 2016, mình nam ca sĩ đã "cá kiếm" khoảng 30 triệu USD (khoảng 698 tỷ VNĐ). Taeyang cũng luôn có mặt trong danh sách những nghệ sĩ có thu nhập khủng nhất xứ sở kim chi.

Chưa hết, Taeyang còn yêu say đắm và kết hôn với chính mối tình đầu của mình - nữ diễn viên nóng bỏng Min Hyo Rin. Cả hai hiện đang tận hưởng cuộc sống yên bình, hạnh phúc bên nhau, không vướng bận thị phi. Taeyang có thể được coi là "một mẩu" viên mãn nhất BIGBANG.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 9.
Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 10.

Trải qua bao nhiêu thăng trầm của sự nghiệp, Taeyang cuối cùng cũng hái được trái ngọt. Anh trở thành nam nghệ sĩ solo "cá kiếm" đỉnh nhất Kpop, sự nghiệp làm ca sĩ, nghệ sĩ của Taeyang cũng thành công vang dội.

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 11.
Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 12.

Giờ đây Taeyang cũng đã tự xây dựng cho mình tổ ấm riêng. Với tình cách hiền lành ấm áp, người hâm mộ đều tin rằng anh sẽ là người chồng, người cha tốt để gia đình có thể yên tâm dựa vào.

Câu chuyện truyền cảm hứng của thành viên BIGBANG khiến bất kì ai cũng phải vỗ tay tán thưởng mỗi lần nghe qua. Quả thật khi có gia đình làm hậu phương vững chắc, khi niềm đam mê và lòng nhiệt huyết đủ lớn, con người ta có thể tạo nên những kì tích "rời non lấp biển" không ai có thể tưởng tượng được!

Cậu bé nghèo làm nên huyền thoại Kpop: Lên Seoul kiếm sống, thành idol quyền lực và cái kết viên mãn bên mỹ nhân đắt giá - Ảnh 13.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam thay mặt các thành viên BCĐ đã phát đi những quan điểm chính thức của Việt Nam trước thông tin khẳng định sẽ có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 ở nước ta vào ngày 31/3, thậm chí thêm hàng nghìn ca nữa.

"Trên thế giới, người ta phân tích về các mốc 100 ca, 1.000 ca, rồi 100.000 ca… nên dư luận quan tâm đến việc Việt Nam bao giờ đạt đến mốc 1.000 ca cũng là dễ hiểu. Trung bình thế giới, để đạt từ 100 ca lên 1.000 ca là 9 ngày, riêng Nhật Bản là 28 ngày. Nhưng Việt Nam đã và đang thực hiện rất nhiều giải Biên phiên dịch pháp đồng bộ và mạnh mẽ, cả nước cùng chống dịch nên chúng ta kiểm soát rất tốt. Kết quả là thấp hơn mức trung bình của thế giới rất nhiều", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 1.

Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 khẳng định Việt Nam không thể đạt đến 1.000 ca nhiễm như thông tin lan truyền.

Theo Phó Thủ tướng, đến sáng nay, Việt Nam đã ghi nhận 137 ca mắc mới (cùng 16 ca của giai đoạn 1 đã chữa khỏi là tổng 153 ca), nhưng đã có tới 86 ca là những người từ nước ngoài nhập cảnh và đã được cách ly tập trung ngay từ lúc xuống sân bay, hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Chỉ có 51 ca (cũng từ nguồn nhập cảnh) đã vào cộng đồng, trong số này đáng lưu ý có tới 20 người nhiễm trên chuyến bay VN0054 và 12 người ở Bình Thuận từ nguồn lây BN34, có 3 người là F2.

Nếu tính từ cột mốc 100 ca vào ngày 22/3, đến hôm nay đạt 137 ca mắc COVID-19, thì chỉ có 19 người bị phát hiện ở trong cộng đồng, chưa có trường hợp nào F2 lây nhiễm. Kết quả này là nhờ sự kiểm soát rất tốt của Việt Nam đã được thế giới ghi nhận. Như vậy, để tăng từ mốc 100 lên 1.000 còn tùy thuộc vào cách thức mỗi nước ứng phó với tình hình dịch bệnh ra sao.

"Với các biện pháp mới đây, chúng ta sẽ kiểm soát tốt hơn nữa. Điều quan trọng lúc này là mỗi người dân cần nâng cao ý thức, thực hiện thật tốt các yêu cầu từ Chính phủ, Bộ Y tế, thực hiện tốt các hướng dẫn phòng dịch. Chúng ta sẽ phấn đấu thành công như giai đoạn 1.Chắn chắn đến 1/4, Việt Nam không thể đạt đến mốc 1.000 ca nhiễm bệnh", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo báo cáo tại cuộc họp, đến sáng nay, Bộ Y tế đã hoàn thiện và ban hành Kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch COVID-19; chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên cả nước thực hiện tăng cường phòng chống lây nhiễm cho nhân viên y tế và tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn; ban hành hướng dẫn cập nhật chẩn đoán và điều trị COVID-19.

Tình hình tại Bệnh viện Bạch Mai:

+ Thực hiện đóng cửa cách ly toàn diện 03 Khoa là: Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia), Khoa Thần kinh và Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Nhân viên y tế các khoa này được cách ly ngay tại Khoa và tại khu cách ly trong Bệnh viện. Bệnh nhân các khoa này cũng được cách ly và tiếp tục điều trị tại Khoa (Riêng 90 bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm Nhiệt đới được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương)…

+ Tổ chức triển khai cách ly 573 trường hợp bao gồm nhân viên, bệnh nhân, học viên, người chăm sóc có tiếp xúc gần với trường hợp xét nghiệm dương tính.

+ Đang tiến hành xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV -2 cho tất cả nhân viên bệnh viện (gần 4.000 người) và khoảng 1.000 bệnh nhân đang điều trị.

+ Tạm dừng hoạt động khám chữa bệnh theo yêu cầu, dừng hoạt động của nhà tang lễ và nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân; Yêu cầu toàn bộ nhân viên Bệnh viện dừng hoạt động khám chữa bệnh ngoài giờ tại các phòng khám tư.

+ Giãn khoảng cách giường bệnh tại các khoa quá tải và điều trị người bệnh nặng như Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Thận nhân tạo, Ung bướu…

+ Giảm tải người bệnh tối đa, đảm bảo xét nghiệm âm tính trước khi cho xuất viện và báo Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương nơi cư trú tiếp tục theo dõi sức khỏe.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Đến 1/4, Việt Nam chắc chắn không có tới 1.000 ca nhiễm COVID-19 - Ảnh 5.

Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp

Thời gian này, vì tình hình dịch bệnh nên các trường học đều cho học sinh nghỉ , cũng bởi vì thế, nhiều giáo viên trở nên nhàn hơn, rảnh rỗi hơn.

Mới đây, một cô con gái đăng tải bài viết về chuyện được nghỉ dạy nên bán hàng online của mẹ.

"Ở đây có ai mẹ làm giáo viên mà đợt dịch này được nghỉ nhàn quá nên tìm cái để bán như mẹ em không? Content của mẹ em không đùa được đâu. Mẹ em còn bán mấy thứ nữa mà bán từ trước không có khách quen nên không đăng chứ không nhìn trang cá nhân của mẹ y như tiệm tạp hóa mất".

Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp - Ảnh 1.
Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp - Ảnh 2.

Người mẹ đáng yêu trong câu chuyện.

Đây là những dòng cô con gái viết về người mẹ giáo viên kiêm bán hàng online của mình. Theo đó, cô giáo đã có những dòng content "chất chơi" thật sự.

Điển hình như khi đăng bán bột sắn dây, cô viết: "Thật là ghen tị với em ấy. Có nhất thiết em ý phải trắng như vậy không nhỉ? Cơ mà ở ngoài nhìn em ý còn trắng hơn thế cơ. Trắng không tì vết luôn. Khô giòn, thơm tho, các em ấy chuẩn bị về làm dâu nhà họ có khác".

Hay như đang livestream làm bột sắn, cô viết: "Bác Đam nói: "Ở nhà là yêu nước, yêu nước là ở nhà". Mình yêu Việt Nam và yêu, thương bác Đam nhiều. Mình ở nhà và làm bạn với em này. Mình còn nợ đơn ai thì vài hôm nữa mình trả nha".

Đúng là những dòng quảng cáo thật giàu sức gợi mở, kích thích người ta phải vào xem hàng. Dù chỉ là sắn dây, cua đồng, sữa chua… thôi nhưng đọc content mới lạ, ai mà chẳng thích.

Cô con gái đăng câu chuyện về mẹ ấy là Minh Thúy, 23 tuổi. Mẹ Thúy là cô Thắm, 52 tuổi, giáo viên tiểu học ở Nam Định.

"Bình thường, mẹ em có bán các loại dầu ăn (lạc, vừng, đậu nành) ép thủ công, mắm tép tự làm theo đơn đặt hàng. Bây giờ mùa dịch nên mẹ làm thêm mắm cáy, bột sắn dây, tinh bột nghệ để bán cũng như đi cho, biếu mọi người ", Minh Thúy chia sẻ.

Theo Thúy, những content rất "chất" của mẹ đều do mẹ cô tự nghĩ ra và đăng tải. Mỗi lần thấy mẹ đăng bài mới, cả Thúy và anh trai đều lao vào "thả tim" như một cách động viên rất nhiệt tình.

Thúy tâm sự: "Em thấy mẹ mình đáng yêu và teen quá, phần khác em cũng buồn cười và phục mẹ nữa. Khách của mẹ thường khen mẹ khéo, đảm hết phần thiên hạ nên em cũng tự hào nhiều lắm".

Nghỉ dạy học vì dịch bệnh, cô giáo bán hàng online, đọc phần content ai cũng thích vì quá đẳng cấp - Ảnh 3.

Cô con gái Minh Thúy.

Bài viết của Thúy khi đăng lên đã nhận về hàng loạt lời khen ngợi. Ai cũng thừa nhận rằng mẹ cô thật sự khéo tay và giỏi làm content hết sức.

"Mẹ cũng biết em đăng như thế lên. Khi em hỏi mẹ có thấy vui không thì mẹ bảo vui thật ấy chứ. Mẹ Biên phiên dịch cũng có tham gia group đó để trả lời bình luận của mọi người.

Thực ra lúc, em chia sẻ câu chuyện chỉ muốn cho mọi người cảm thấy vui vẻ và khoe sự đáng yêu của mẹ thôi. Đọc content của mẹ, em thấy vui hơn và nghĩ mọi người cũng thế. Mẹ vui tính đáng yêu chứ sống khá kín tiếng, facebook mẹ để riêng tư cho mình bạn bè mẹ xem thôi. Lúc biết em đăng lên, mẹ còn đùa là ‘bêu’ mẹ vừa thôi đấy ", Minh Thúy kể thêm.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Hệ thống y tế sẽ thế nào với 2 kịch bản lây lan nCoV?

Hệ thống y tế sẽ thế nào với 2 kịch bản lây lan nCoV? - VnExpress
VnExpress
   

Hệ thống y tế sẽ thế nào với 2 kịch bản lây lan nCoV?

Video Viêm phổi virus corona
Số người lây nhiễm tăng nhanh trong thời gian ngắn sẽ khiến ngành y tế bị quá tải, người tử vong tăng cao, kịch bản này đã xảy ra tại Trung Quốc và Italy.

Thùy Ngân

Thời sự Thứ bảy, 21/3/2020, 11:45 (GMT+7)